'Triệu phú giao hàng' và câu chuyện gây tranh cãi

Thứ năm - 17/10/2024 08:53
'Triệu phú giao hàng' và câu chuyện gây tranh cãi. Sau ba năm làm việc không ngừng nghỉ, Chen Si – một nhân viên giao đồ ăn (shipper) tại Trung Quốc – đã kiếm được hơn 1 triệu NDT. Tuy nhiên, câu chuyện của anh đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều.
'Triệu phú giao hàng' và câu chuyện gây tranh cãi
'Triệu phú giao hàng' và câu chuyện gây tranh cãi. 

Sau ba năm làm việc không ngừng nghỉ, Chen Si – một nhân viên giao đồ ăn (shipper) tại Trung Quốc – đã kiếm được hơn 1 triệu NDT. Tuy nhiên, câu chuyện của anh đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều.

Truyền thông Trung Quốc đã đưa tin rầm rộ về câu chuyện của “triệu phú shipper” Chen, gây ra cuộc tranh luận lớn trên mạng xã hội. Chen, 26 tuổi, đến từ tỉnh Giang Tô, đã đăng tải một loạt video trên Douyin (phiên bản TikTok của Trung Quốc) kể về việc kiếm được 1,02 triệu NDT (hơn 3,5 tỷ đồng) sau ba năm làm việc giao đồ ăn tại Thượng Hải, trung tâm tài chính của đất nước.
'Triệu phú giao hàng' và câu chuyện gây tranh cãi
Câu chuyện của 'triệu phú shipper' gây tranh cãi

Trong một video, Chen chia sẻ rằng sau khi thất bại trong việc kinh doanh nhà hàng ở quê nhà, anh đã phải gánh khoản nợ lên tới 800.000 NDT. Chính vì lý do đó, anh đã quyết định đến Thượng Hải và làm nhân viên giao đồ ăn để có tiền trả nợ.

“Tôi làm việc 18 tiếng mỗi ngày… đã làm việc hơn 1.000 ngày trong ba năm, hiếm khi nghỉ phép,” Chen cho biết. Anh đã trả hết khoản nợ của mình.

Mặc dù vậy, video của Chen đã kích thích nhiều cuộc thảo luận trên các phương tiện truyền thông. Theo dữ liệu từ Cục Thống kê quốc gia (NBS), lương trung bình của nhân viên tại các công ty tư nhân ở thành phố Thượng Hải là 5.436 NDT/tháng vào năm 2022. Trong khi một số người ca ngợi sự chăm chỉ của Chen, nhiều người khác lại tỏ ra hoài nghi. Dựa trên câu chuyện của anh, trung bình anh cần kiếm được 28.000 NDT mỗi tháng, tương đương với việc giao 107 đơn hàng mỗi ngày liên tục trong 1.000 ngày.

Một tài xế giao đồ ăn khác tên Yang, làm việc cho Meituan tại Bắc Kinh trong 5 năm, cho biết anh giao trung bình từ 40 đến 50 đơn hàng mỗi ngày, kiếm được hơn 10.000 NDT mỗi tháng và làm việc tối thiểu 12 tiếng mỗi ngày. Theo một ảnh chụp bảng xếp hạng Meituan mà Yang chia sẻ, ngày làm việc năng suất nhất của anh là giao được 108 đơn hàng. Tuy nhiên, anh thừa nhận rằng gần như không thể duy trì tốc độ này trong hơn 1.000 ngày liên tục.
'Triệu phú giao hàng' và câu chuyện gây tranh cãi
Câu chuyện của 'triệu phú shipper' gây tranh cãi 2

Bài đăng tuyển dụng trực tuyến của một công ty nhân sự ở Thượng Hải cho thấy lương của nhân viên giao đồ ăn ở thành phố này dao động từ 9.000 đến 15.000 NDT mỗi tháng, với yêu cầu giao từ 40 đến 70 đơn hàng mỗi ngày.

Trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông quốc gia, Chen cho biết anh có thể lực tốt nhờ tập luyện võ thuật từ nhỏ, cộng thêm một chút may mắn. Anh chia sẻ với tờ báo địa phương Xiaoxiang Chenbao rằng mỗi ngày đều thức dậy lúc 5h50 sáng và làm việc đến khuya. Anh hầu như không nghỉ, ngay cả trong dịp Tết Nguyên đán, khi các đồng nghiệp đều tắt ứng dụng để về đón năm mới cùng gia đình.

Câu chuyện về triệu phú tự thân này đã truyền cảm hứng cho nhiều người trong bối cảnh Trung Quốc chưa thể phục hồi kinh tế như mong đợi, với việc ghi nhận sa thải hàng loạt tại nhiều ngành công nghiệp, trong khi thế hệ tân cử nhân đối mặt với thị trường việc làm ảm đạm.

Sau khi tỷ lệ thất nghiệp ở giới trẻ đạt mức kỷ lục 21,3% vào tháng 6/2023, nhà chức trách đã ngừng công bố dữ liệu với lý do cần đánh giá lại phương thức tính toán.

Gần đây, NBS đã khôi phục báo cáo và đưa ra tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi 16 – 24 là 14,9% vào tháng 12/2023, loại trừ những học sinh vẫn còn đi học. Nhìn chung, tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị Trung Quốc hiện ở mức 5,1%.

Những tài xế giao đồ ăn như Chen, cùng với các tài xế taxi công nghệ và giao hàng khác, tạo thành “đội quân” lao động tự do đông đảo lên tới hơn 200 triệu người (tính đến cuối năm 2021) ở Trung Quốc. Từ đầu năm 2023, các nền tảng Internet như Meituan và Didi Chuxing đã bắt đầu nổi lên sau nhiều năm bị giám sát chặt chẽ, nhưng hiện đang gặp phải môi trường kinh tế vĩ mô đầy thách thức. Bắc Kinh đã đảo ngược chính sách, công khai đánh giá cao vai trò của các nền tảng trong việc thúc đẩy tăng trưởng và tạo công ăn việc làm.
'Triệu phú giao hàng' và câu chuyện gây tranh cãi
Câu chuyện của 'triệu phú shipper' gây tranh cãi 1

Tuy nhiên, so với việc làm toàn thời gian, người lao động hợp đồng thường phải đối mặt với tình trạng việc làm bấp bênh và thiếu phúc lợi.

"Tôi không muốn mọi người làm theo phong cách làm việc của tôi, vì nó không phù hợp với tất cả. Tôi cũng không muốn mọi người nghĩ rằng giao đồ ăn là một công việc tốt chỉ vì số tiền tôi đã kiếm được," Chen chia sẻ.

Tác giả: bientapngoan

Nguồn tin: vietnamnet. vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Left-column advertisement
Thống kê
  • Đang truy cập70
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm61
  • Hôm nay2,237
  • Tháng hiện tại30,107
  • Tổng lượt truy cập1,601,026
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi