Nhân viên giao hàng nữ ở Pháp đối mặt với nạn quấy rối

Thứ sáu - 11/10/2024 08:29
Nhân viên giao hàng nữ ở Pháp đối mặt với nạn quấy rối."Chúng tôi phải làm việc trong nhiều giờ, sử dụng phương tiện và điện thoại cá nhân. Nếu ốm, chúng tôi chẳng nhận được một đồng nào cả. Khi tôi nói với mọi người rằng tôi là tài xế giao hàng, tôi không bao giờ nhận được lời chúc mừng. Đây là một công việc có hình ảnh tiêu cực," Jade kết luận.
Nhân viên giao hàng nữ ở Pháp đối mặt với nạn quấy rối
Nhân viên giao hàng nữ ở Pháp đối mặt với nạn quấy rối. Những cô gái làm shipper thường phải đối mặt với nạn quấy rối và phân biệt giới tính hàng ngày. Nghề giao hàng cũng thường bị gắn với hình ảnh tiêu cực. 

Buổi tối của Julie (22 tuổi) bắt đầu khi cô thay chiếc áo khoác đồng phục màu xanh ngọc và đạp xe đi giao hàng. Suốt 6 tháng qua, cô làm công việc chuyển phát nhanh cho công ty Deliveroo tại Marseille, Pháp.

Cũng như nhiều cô gái làm shipper khác, khi chia sẻ về công việc với VICE, Julie yêu cầu được thay đổi danh tính vì lo sợ mất việc.
Nhân viên giao hàng nữ ở Pháp đối mặt với nạn quấy rối
Nhân viên giao hàng nữ ở Pháp đối mặt với nạn quấy rối 2

Ban đầu, Julie cảm thấy do dự khi nhận công việc này. Cô không phải lo lắng về khả năng hoàn thành công việc, mà lo ngại về việc bị quấy rối. "Bạn thấy đấy, phần lớn người làm nghề này là nam giới, nên tôi không biết liệu một shipper nữ như mình có được chấp nhận hay không, hay sẽ bị làm phiền," Julie chia sẻ.

Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2021 bởi các nhà khoa học tại ĐH Gustave Eiffel, Paris, cho thấy phụ nữ chỉ chiếm khoảng 7% trong số các nhân viên lĩnh vực chuyển phát tại Pháp. Dù tỷ lệ này vẫn còn thấp, nhưng số lượng nữ nhân viên giao hàng đang dần gia tăng. Cụ thể, vào năm 2020, tỷ lệ này chỉ chiếm 2%.

Tỷ lệ nữ giới trong ngành giao hàng không chỉ khác nhau giữa các quốc gia mà còn có sự chênh lệch giữa các công ty. Ví dụ, dịch vụ giao hàng Doordash ở Mỹ cho biết 58% tài xế của họ là phụ nữ, trong khi UberEats thông báo rằng một nửa số tài xế của họ là nữ.

Năm 2019, Kellyn trở thành nữ tài xế Deliveroo đầu tiên tại thành phố Nîmes, Pháp. Cô yêu thích đi xe đạp, vì vậy công việc này thu hút cô. Kellyn kể: "Trong vài tháng đầu, các tài xế nam chỉ nhìn tôi với ánh mắt dò xét. Sau đó, một số người bắt đầu trò chuyện với tôi. Họ không phải tỏ ra khó chịu, mà chỉ muốn giải thích công việc cho tôi hiểu."
Nhân viên giao hàng nữ ở Pháp đối mặt với nạn quấy rối
Nhân viên giao hàng nữ ở Pháp đối mặt với nạn quấy rối 1

Julie cũng gặp phải những trải nghiệm tương tự. "Đôi khi, các tài xế nam nói rằng tôi sẽ gặp nhiều khó khăn, chẳng hạn như phải vác đồ nặng khi có nhiều đơn hàng. Tuy nhiên, tôi cho rằng không phải chỉ những vận động viên mới có thể làm nghề giao hàng."

Những nhận xét không chỉ đến từ các đồng nghiệp. Kelly nhớ lại rằng, trong khi nhân viên nhà hàng cư xử bình thường, cô đôi khi lại gặp phải khách hàng khó tính. "Đôi khi họ nói những lời phân biệt giới tính, như 'Cô gái thật dũng cảm khi làm nghề này.'"

Vấn đề không chỉ là trọng lượng của đơn hàng. Các nữ nhân viên giao hàng còn phải đối mặt với nguy hiểm khi giao hàng ở những khu vực vắng vẻ vào ban đêm.

Coralie (44 tuổi), đã làm công việc giao hàng được hai năm, thừa nhận rằng có những lúc cô cảm thấy sợ hãi. "Tùy vào vị trí giao hàng, nhiều khi tôi yêu cầu khách hàng ra ngoài để nhận đồ."

Để cảm thấy an toàn hơn, Coralie đôi khi quyết định giao hàng bằng ô tô, mặc dù điều này vi phạm chính sách của Deliveroo, vì công ty chỉ cho phép nhân viên giao hàng bằng xe đạp hoặc xe máy.
Nhân viên giao hàng nữ ở Pháp đối mặt với nạn quấy rối
Nhân viên giao hàng nữ ở Pháp đối mặt với nạn quấy rối

Jade (25 tuổi) đã làm công việc giao hàng được 3 năm và trở thành một gương mặt kỳ cựu trong ngành. Đối với cô, việc bị hỏi chuyện không còn là điều gì đó quá xa lạ.

"Mọi người đã quen mặt tôi. Một số khách hàng còn tìm thấy cả mạng xã hội của tôi. Tôi được xem như một hiện tượng vì là cô gái duy nhất trong thị trấn làm công việc shipper," Jade chia sẻ.

Cô nhớ lại: "Có lần một người đàn ông đã ghì chặt ghi-đông xe và khăng khăng bắt tôi phải cho anh ta số liên lạc. Hay một lần khác, ông chủ cửa hàng bán thịt nướng đã đặt tay lên người tôi. Anh ta cười cợt nói rằng đó chỉ là trò đùa. Tôi không biết phải phản ứng thế nào."

Theo lời kể của Julie, mỗi tháng cô có thể kiếm được khoảng 2.500 euro (hơn 64 triệu đồng) từ việc giao hàng, nhưng cô vẫn cho rằng đây là công việc bấp bênh. Các tài xế cho Deliveroo và Uber Eats đều là lao động tự do và không được đảm bảo các quyền lợi.

"Chúng tôi phải làm việc trong nhiều giờ, sử dụng phương tiện và điện thoại cá nhân. Nếu ốm, chúng tôi chẳng nhận được một đồng nào cả. Khi tôi nói với mọi người rằng tôi là tài xế giao hàng, tôi không bao giờ nhận được lời chúc mừng. Đây là một công việc có hình ảnh tiêu cực," Jade kết luận.

Tác giả: bientapngoan

Nguồn tin: dantri.com. vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Left-column advertisement
Thống kê
  • Đang truy cập10
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm8
  • Hôm nay994
  • Tháng hiện tại30,555
  • Tổng lượt truy cập1,553,105
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi