Chuyện nghề giao hàng đáng suy ngẫm: Hành hạ shipper

Thứ tư - 09/10/2024 02:52
Chuyện nghề giao hàng đáng suy ngẫm: Hành hạ shipper. Chuyện là tuần trước, Tuấn giao một kiện hàng khá cồng kềnh cho khách: Một chiếc đồng hồ tủ đứng. Khi giao đến nơi, thay vì thanh toán tiền hàng và phí giao, khách lại yêu cầu Tuấn phải mang lên nhà, tháo hộp, lắp đặt cẩn thận, vì "nhỡ nó không hoạt động thì sao".
Chuyện nghề giao hàng đáng suy ngẫm: Hành hạ shipper
Chuyện nghề giao hàng đáng suy ngẫm: Hành hạ shipper. 

Tuấn, một shipper trung thực, chăm chỉ và nhiệt tình phụ trách khu vực phường tôi, vừa phải chia tay với công việc mà anh ấy đã gắn bó suốt 5 năm.

Chuyện là tuần trước, Tuấn giao một kiện hàng khá cồng kềnh cho khách: Một chiếc đồng hồ tủ đứng. Khi giao đến nơi, thay vì thanh toán tiền hàng và phí giao, khách lại yêu cầu Tuấn phải mang lên nhà, tháo hộp, lắp đặt cẩn thận, vì "nhỡ nó không hoạt động thì sao".

Sau vài cuộc gọi với cửa hàng, Tuấn đành bỏ ra gần một giờ để thực hiện hết các công đoạn đó, mong sớm hoàn thành đơn hàng này, dù việc này không thuộc trách nhiệm của anh. Nhưng sau khi ngắm nghía chiếc đồng hồ cao gần bằng người, chủ nhà lại bảo, "nó kêu to quá, anh không lấy nữa, gói lại rồi mang trả cửa hàng cho anh".

Đó là giọt nước tràn ly khiến Tuấn không thể tiếp tục chịu đựng công việc này. Bạn ấy tâm sự, nắng mưa thì em chịu được, kẹt xe em cũng chịu được, điện thoại rơi vỡ bao lần em cũng gắng được, nhưng khách hàng quá đáng như vậy thì em đành phải bỏ thôi.
Chuyện nghề giao hàng đáng suy ngẫm: Hành hạ shipper
Chuyện nghề giao hàng đáng suy ngẫm 'Bề trên' với shipper

Năm nay, tỷ lệ ứng tuyển vào ngành logistics ở trường con tôi tăng cao. Kể từ sau đại dịch Covid-19, logistics bỗng trở thành ngành hot. Ngành dịch vụ tỷ đô này trở thành một phần quan trọng của xã hội. Với lương cao, nhiều thưởng, môi trường năng động và tương lai hứa hẹn, đó là viễn cảnh mà nhiều thanh niên nghĩ đến khi bước vào lĩnh vực logistics.

Tuy nhiên, ít ai nghĩ rằng, dù không học chuyên ngành này, rất nhiều lao động tại Việt Nam vẫn phải tham gia vào ngành logistics ở vị trí cuối cùng của chuỗi cung ứng - trở thành shipper.

Theo số liệu từ Viện Khoa học Lao động và Xã hội, 36,6% shipper có trình độ học vấn cao (đại học và sau đại học). Giờ đây, "shipper" - người giao hàng - đã trở thành một thuật ngữ quen thuộc với nhiều người trong độ tuổi lao động, khi họ không còn lựa chọn công việc nào khả thi hơn.

 

Với nhiều khách hàng, shipper còn "gần gũi" hơn cả người thân: tần suất shipper gọi điện và nhắn tin cho họ còn nhiều hơn so với người nhà, thậm chí shipper còn nhớ cả lịch sinh hoạt của khách để giao hàng đúng giờ. Tuy vậy, không phải ai cũng đối xử tử tế với shipper. Một số khách hàng vẫn giữ suy nghĩ "bỏ tiền ra thì phải đòi hỏi", và xem đó như cái cớ để bắt nạt shipper.

Câu chuyện "bom hàng" là ví dụ điển hình nhất. Khách hẹn nhiều lần, shipper phải quay đi quay lại vài lượt cùng với những cuộc điện thoại, đến khi gặp được thì khách từ chối nhận hàng với đủ lý do. Điều này khiến việc "bom hàng" trở thành một trào lưu ảnh chế trên mạng xã hội.

Nhiều shipper còn mất cả hàng vì cố chiều lòng khách. Khi giao hàng đến sảnh chung cư, gọi điện cho khách thì nghe được những lời như: "chị đang tắm cho con", "anh đang bận việc".

Không giao được hàng thì không có tiền, shipper buộc phải để xe dưới sân rồi chạy lên giao đồ. Nhưng khi quay lại thì một số món hàng trên xe đã biến mất.

Ngay cả khi giao được hàng, shipper vẫn có thể gặp rắc rối khi khách yêu cầu giảm tiền vì lý do hàng không như mong muốn, bao bì không cẩn thận, hoặc bị chửi bới do mâu thuẫn với người gửi mà không liên quan gì đến shipper. Áp lực lớn nhất là khi giao đồ ăn, shipper dễ bị mất tiền do món ăn đã nguội, hải sản mất độ tươi, hoặc đơn giản là đá trong ly chè đã tan hết.

Chuyện nghề giao hàng đáng suy ngẫm: Hành hạ shipper
Chuyện nghề giao hàng đáng suy ngẫm 'Bề trên' với shipper 2

Dĩ nhiên, khách hàng có quyền thay đổi ý định, thắc mắc hoặc từ chối trong một số trường hợp. Tuy nhiên, nếu một khách hàng liên tục có hành vi như vậy qua nhiều đơn hàng thì không còn đáng được cảm thông.

Người mua hàng văn minh sẽ không làm khó shipper, nhưng có những người chỉ thể hiện sự văn minh khi đối xử với những người có quyền lực hoặc địa vị trong xã hội. Đối với họ, shipper chỉ là công việc tầm thường, "rẻ tiền", không có tiếng nói hay địa vị, nên dễ bị đối xử thiếu tôn trọng.

Tất nhiên, giống như bất kỳ ngành nghề nào khác, có những shipper chưa linh hoạt, chưa trung thực hoặc chưa chuyên nghiệp. Tuy nhiên, những người này sẽ sớm bị loại bỏ bởi tốc độ thay thế nhanh chóng và sự cạnh tranh khốc liệt trong ngành logistics. Phần lớn shipper coi đây là một nghề nghiêm túc, với 95% chưa có ý định chuyển sang công việc khác trong vòng 5 năm tới (theo thống kê của Viện Khoa học lao động xã hội).

Thu nhập của shipper không hẳn là thấp. Vào những tháng cao điểm làm việc không nghỉ trưa, Tuấn có thể kiếm tới 20 triệu đồng. Nhưng ngay cả khi thu nhập cao, Tuấn vẫn lo lắng về khả năng theo đuổi nghề này lâu dài, bởi cái giá phải trả về sức khỏe thể chất và tinh thần là rất lớn.

 

Những "chi phí" như ngã xe, cảm sốt, đau dạ dày... có thể dễ dàng đo đếm. Tuy nhiên, những căng thẳng, buồn bã, thất vọng, sợ hãi, giận dữ và vô vàn cảm xúc tiêu cực khác mà các shipper phải đối mặt mỗi ngày là cái giá không thể đong đếm được. Nó không chỉ ảnh hưởng đến người lao động mà còn lan tỏa đến những người xung quanh như vợ con, đồng nghiệp, bạn bè, và có lẽ cả khách hàng.

Mặc dù hầu hết shipper đều phải nộp giấy khám sức khỏe khi xin việc, nhưng hiếm có shipper nào được kiểm tra sức khỏe thể chất và tinh thần sau khi đã kiệt quệ vì công việc.

Có thể nói, với nhiều shipper, chi phí họ bỏ ra, dù là hữu hình hay vô hình, lớn hơn rất nhiều so với thu nhập mà họ nhận được. Mỗi đơn hàng giao thuận lợi có thể mang lại cho shipper chỉ vài ngàn đồng, nhưng nếu gặp rủi ro, mất cả triệu bạc là điều không hiếm gặp.

Thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây đã kéo theo sự mở rộng không ngừng của thị trường logistics nói chung và thị trường lao động của các shipper nói riêng. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những nghề khắc nghiệt nhất trong xã hội hiện nay.
Chuyện nghề giao hàng đáng suy ngẫm: Hành hạ shipper
Chuyện nghề giao hàng đáng suy ngẫm 'Bề trên' với shipper 1

Lần sau khi bạn đặt hàng online, hãy dành một chút quan tâm để động viên shipper. Đôi khi chỉ cần một cốc nước mát, một ít hoa quả hay bánh trái cũng đủ giúp họ tiếp thêm sức lực, vượt qua một ngày làm việc vất vả.

Việc đánh giá nhiều sao trên app hay làm tròn số khi thanh toán cũng có thể là một cách nhỏ nhưng hữu ích để hỗ trợ shipper. Thực tế, giao hàng là một công việc bình thường, có ích và xứng đáng được tôn trọng như bao nghề nghiệp khác.

Chỉ vì họ làm công việc cung cấp dịch vụ bình dân, không có nghĩa là họ đáng bị coi thường, đối xử lạnh nhạt hay "hành hạ". Mỗi người lao động nhiệt tình, vui vẻ và hạnh phúc đều góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, làm cho xã hội tiến bộ và cộng đồng trở nên văn minh hơn. Tất cả chúng ta đều sẽ được hưởng lợi từ điều đó.

 

Tác giả: bientapngoan

Nguồn tin: vnexpress. net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Left-column advertisement
Thống kê
  • Đang truy cập29
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm23
  • Hôm nay2,607
  • Tháng hiện tại75,341
  • Tổng lượt truy cập1,646,260
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi