Tại sao ai cũng chọn làm shipper?
Không chỉ những người có trình độ học vấn không cao, mà ngay cả nhiều bạn trẻ tốt nghiệp đại học, cao đẳng, với bằng cử nhân hay kỹ sư, cũng lựa chọn làm shipper.
Tại sao lại như vậy?
Cạnh tranh việc làm cao: Sau khi ra trường, nhiều bạn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm công việc đúng chuyên ngành do thiếu kinh nghiệm.
Thời gian làm việc linh hoạt: Công việc shipper cho phép bạn tự do về thời gian làm việc và không gian làm việc, thay vì phải làm việc 8 tiếng mỗi ngày trong một văn phòng gò bó với sự giám sát chặt chẽ từ cấp trên.
Thu nhập ổn định: Làm shipper có thể mang lại thu nhập khá cao. Nếu chăm chỉ và nỗ lực, mức lương mỗi tháng có thể lên đến 10 triệu đồng.
Có thể kết hợp với công việc khác: Làm shipper còn tạo cơ hội để bạn kết hợp với các công việc khác, như giao đồ ăn nhanh, từ đó tăng thu nhập đáng kể.
Cơ cấu lương của shipper
Cơ cấu lương của shipper có sự khác biệt tùy vào mỗi doanh nghiệp vận chuyển (ĐVVC) và thỏa thuận giữa doanh nghiệp và shipper. Tuy nhiên, nhìn chung, cơ cấu lương của shipper thường bao gồm các yếu tố chính sau:
Lương cứng là mức lương cố định trả hàng tháng cho shipper. Mức lương này không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định.
Công thức tính lương cứng:
Lương cứng = lương cơ bản : số ngày công trong tháng x số ngày công thực tế
Lương năng suất là phần thu nhập "béo bở" của shipper nếu họ làm việc chăm chỉ và đạt hiệu suất cao. Lương này được tính dựa trên số lượng đơn hàng giao thành công, điểm lấy/trả hàng, và các điểm bổ sung (nếu có).
Công thức tính lương năng suất:
Lương năng suất = (đơn giao + điểm lấy/trả hàng + điểm bổ sung) x đơn giá theo vùng
Đơn giá theo vùng giao hàng sẽ khác nhau. Ví dụ, GHTK có các mức giá từ vùng I đến vùng VIII như sau:
Ngoài ra, các ĐVVC có thể áp dụng mức lương năng suất khác nhau cho từng công việc cụ thể, như nhân viên lấy hàng, giao hàng, hay trả hàng.
Ngoài lương cứng và lương năng suất, nhiều ĐVVC còn có thêm các khoản thưởng để khích lệ shipper đạt và vượt chỉ tiêu công việc. Để nhận được thưởng, shipper cần hoàn thành ít nhất tỷ lệ % tổng đơn hàng theo yêu cầu của công ty. Tỷ lệ hoàn thành càng cao, mức thưởng càng lớn.
Ví dụ, GHTK có các mức thưởng khi đạt chỉ số KPI như sau:
Cách tính lương shipper có thể được hiểu từ cơ cấu chi tiết sau:
Lương shipper = Lương cơ bản + Lương năng suất + Thưởng đạt hoặc vượt KPI.
Đối với trường hợp shipper làm việc part-time, cơ cấu lương sẽ không có lương cơ bản mà chỉ tính theo năng suất, cộng thêm các khoản thưởng và phụ cấp khác (nếu có).
Tổng lương shipper part-time = (Số đơn hàng giao thành công + Số điểm lấy/trả hàng thành công + Số điểm lấy/trả hàng bổ sung) x Giá phụ cấp theo vùng hoặc khu vực giao hàng.
Lương của các shipper giao hàng hiệ nay là bao nhiêu 1 tháng?
Đây là câu hỏi quan trọng và được nhiều bạn trẻ quan tâm khi đang có ý định tìm việc shipper. Mức lương của shipper luôn là vấn đề mà nhiều người tò mò và thắc mắc.
Vậy, con số cụ thể là bao nhiêu?
Mức lương của shipper không có một mức cố định, vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ cấu lương thưởng của từng đơn vị vận chuyển (ĐVVC) và hình thức làm việc (full-time hay part-time).
Lương của các shipper giao hàng hiệ nay là bao nhiêu 1 tháng?
Tuy nhiên, để bạn dễ dàng tham khảo và so sánh trước khi quyết định có nên tìm việc shipper hay không, Vieclamnhamay.vn xin tổng hợp mức lương trung bình của shipper ở các đơn vị vận chuyển phổ biến hiện nay:
Đơn vị vận chuyển | Lương shipper |
---|---|
GHTK | + 6-12 triệu/tháng (fulltime) + 4-6 triệu/tháng (part-time) |
Giao hàng nhanh | + 6-10 triệu/tháng (fulltime) + 4-6 triệu/tháng (part-time) |
Viettel Post | + 8-15 triệu/tháng + thưởng hiệu suất |
J&T | + 7-15 triệu/tháng |
Tiki | + 15-20 triệu/tháng |
Shopee | + 5,5-7 triệu/tháng + thưởng hiệu suất |
Lưu ý: Mức lương trên là mức trung bình và có thể có sự thay đổi tùy theo từng thời điểm và khu vực làm việc.
Nghề shipper hiện đang rất "hot" và ngày càng thu hút nhiều người tham gia. Tuy nhiên, để đạt được mức thu nhập ổn định và mơ ước mỗi tháng, bạn cần lựa chọn một đơn vị vận chuyển (ĐVVC) uy tín để làm việc. Bên cạnh đó, nỗ lực và siêng năng trong công việc hàng ngày cũng là yếu tố quan trọng giúp gia tăng thu nhập cá nhân.
Tác giả: bientapngoan
Nguồn tin: vieclamnhamay. vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tuy Hòa Phú Yên Ship trang giới thiệu