Giao hàng có phải là công việc "tạm bợ" và chỉ hợp với người trẻ. Giao nhận hàng hóa trong thương mại điện tử (TMĐT) giữ vai trò then chốt khi trở thành cầu nối giữa nhà bán, chủ shop và khách hàng trong bối cảnh nền kinh tế mở. Với tính chất không yêu cầu giới hạn về tuổi tác, bằng cấp và khả năng tự chủ thời gian, nhiều người dễ dàng tham gia vào công việc này và có được thu nhập ổn định. Tuy nhiên, sự "dễ đến, dễ đi" là quan điểm phổ biến, vì nghề giao nhận vẫn bị coi là "không nghiêm túc", khó để gắn bó lâu dài và đôi khi chưa được đánh giá đúng mức.
Việc bước chân vào nghề không khó, nhưng để gắn bó và được nhìn nhận như một nghề nghiệp chính thức đòi hỏi nhiều hơn sự nỗ lực. Điều này bao gồm sự nghiêm túc và sự đầu tư vào học hỏi. Những chia sẻ từ chính những người trong nghề qua cuộc thi "Giao nhận ngàn nụ cười" do J&T Express tổ chức đã mang lại cái nhìn đa chiều hơn về công việc này.
Giao hàng có phải là công việc tạm bợ và chỉ hợp với người trẻ
**Chỉ có người trẻ mới làm nghề chuyển phát?**
Ngành chuyển phát nhanh tại Việt Nam chỉ mới nhận được sự chú ý nhờ vào tính chất theo xu hướng và ứng dụng công nghệ, dẫn đến quan điểm rằng đây chỉ là "trạm dừng chân" để tìm kiếm những cơ hội nghề nghiệp khác ổn định hơn. Đặc biệt, công việc này còn bị xem là chỉ phù hợp cho người trẻ.
Câu chuyện của chị Lê Phương, admin tại bưu cục J&T Express, là một minh chứng sống động về việc vượt qua định kiến nghề nghiệp để khẳng định bản thân.
Chị Phương bắt đầu làm admin tại bưu cục J&T Express Bắc Ninh khi đã gần 40 tuổi. Đối mặt với một ngành nghề gần như mới, đòi hỏi nhiều kỹ năng mềm như chăm sóc khách hàng và thao tác trên hệ thống vận hành, chị gặp không ít khó khăn và đã từng nghĩ đến việc nghỉ việc. Tuy nhiên, nhờ sự hỗ trợ từ đồng nghiệp và tinh thần học hỏi nghiêm túc, chị Phương đã dần nắm vững các kỹ năng cần thiết. Giờ đây, chị tự tin với sự thành thạo của mình và dự định tiếp tục gắn bó, nỗ lực hơn nữa trong công việc.
"Chú Út" – tên gọi thân mật của ông Đào Văn Út, hiện là shipper của J&T tại TP.HCM, đã từ bỏ công việc cơ khí mà ông đã gắn bó nhiều năm và chuyển hẳn sang nghề shipper sau khi nghỉ hưu. Nhờ thu nhập từ công việc này, chú Út có thể chăm lo và trang trải cho cả gia đình. Với tinh thần lạc quan và đầy năng lượng, chú Út cho rằng, làm nghề nào cũng đáng trân trọng, tuổi tác không phải là trở ngại, chỉ cần chăm chỉ và nghiêm túc với nghề thì không có gì là không thể.
Câu chuyện của chị Phương và chú Út chỉ là một vài "lát cắt" nhỏ trong vô vàn câu chuyện về người làm nghề vận chuyển. Những trải nghiệm này đã truyền cảm hứng cho nhiều người, giúp họ vượt qua những hoài nghi về lựa chọn nghề nghiệp và sẵn sàng bước ra khỏi vùng an toàn để theo đuổi mục tiêu cuộc sống.
**"Thành công" đến từ những điều giản dị**
Trong mỗi nghề nghiệp, thành công thường được đo bằng những thành tựu lớn lao hay cột mốc đáng nhớ. Nhưng với những người làm nghề giao nhận, thành công và niềm tự hào nghề nghiệp lại được thể hiện theo một cách rất khác.
Giao hàng có phải là công việc tạm bợ và chỉ hợp với người trẻ
Chị Phạm T. Hoài Linh, nữ shipper tại bưu cục J&T Express Di Linh, chia sẻ: "Đích đến trong công việc của tôi là mang lại sự vẹn toàn và nhanh chóng cho từng kiện hàng, để đổi lại sự hài lòng của khách hàng. Nghề shipper đã giúp tôi học hỏi thêm nhiều kỹ năng như giao tiếp, lắng nghe, lập kế hoạch, quản lý thời gian và xử lý tình huống khó trong công việc."
Giao hàng có phải là công việc tạm bợ và chỉ hợp với người trẻ
Niềm tự hào của shipper Quách Văn Duy, thuộc bưu cục J&T Bắc Ninh, đến từ khoảnh khắc anh vinh dự mặc chiếc áo "chiến binh đỏ" của J&T Express để chào đón con trai đầu lòng. Nhớ lại những ngày cả nước căng mình chống dịch, Duy chia sẻ rằng đội ngũ shipper lúc đó chính là lực lượng tuyến đầu, hàng ngày phải giao nhận hàng hóa, đối mặt với rủi ro lây nhiễm. Anh kể có những ngày không dám về nhà vì lo sợ mang mầm bệnh về cho vợ con. Với Duy, thành công lớn nhất không chỉ là hoàn thành tốt công việc, mà còn là vượt qua nỗi nhớ nhà, giao nhận thành công những kiện hàng quan trọng đến bà con tại các vùng dịch và khu vực cách ly.
Mỗi công việc đều có những tác động riêng và mang lại giá trị cùng ý nghĩa nhất định. Xuất phát từ sự nghiêm túc và nỗ lực không ngừng nghỉ, đội ngũ shipper và nhân viên giao nhận tuyến đầu luôn khao khát gửi gắm tới cộng đồng, cũng như những người lao động nói chung, những tiếng lòng sẻ chia. Họ muốn truyền tải những giá trị tốt đẹp phát sinh từ chính những công việc mà họ đã chọn lựa.